BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Đứng trước thực tế chung của xã hội và tình hình dịch bệnh phức tạp của Covid- 19, để bảo an toàn phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe của trẻ nên trẻ chưa thể trực tiếp đến trường=> tôi nhìn nhận việc tiếp cận và ứng dụng CNTT là một nhu cầu thiết yếu hơn bao giờ hết. Có thể nói việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một tất yếu khách quan, mở ra một không gian mới giúp cho giáo viên sáng tạo nhiều hơn trong công tác giảng dạy và mang đến cho học sinh những bài học sống động, gần gũi. Công nghệ thông tin lúc này là nhịp cầu nối giữa người dạy và người học, là kết nối giữa phụ huynh với nhà trường, giáo viên và kéo gần lại tình cảm giữa gia đình và trẻ….
Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng CNTT còn rất nhiều rào cản khiến cho chúng ta chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vấn đề chính yếu là tâm lý và tư duy tiếp cận của người dùng đối với các sản phẩm CNTT. Trong đó thể hiện rõ nét ở 3 nguyên nhân dẫn đến các rào cản nhận thức, bao gồm:
+ Không xác định được hướng tiếp cận, không hiểu rõ ứng dụng.
+ Không chủ động khi tiếp cận công nghệ mới.
+ Không có phương pháp cụ thể để tiếp cận và ứng dụng CNTT.
Đây chính là lý do để tôi nghiên cứu đề tài này và cố gắng tìm ra một số biện pháp để khắc phục.
3.1. BIỆN PHÁP 1: Chủ động tiếp cận CNTT
Việc chủ động tiếp cận CNTT, hay nói chính xác là làm quen với các phần mềm một cách chủ động là điều cần thiết. Chỉ khi chúng ta nhận thấy rằng, công cụ đó thực sự cần thiết với mình, chúng ta mới có thể sử dụng được nó. Đây hoàn toàn không phải là một nhận định xáo rỗng. Ngay cả khi chúng ta không hiểu tại sao phải học phần mềm mới, chúng ta cũng cần xác định nó cần thiết. Bất chấp đó là nhu cầu nội tại hay khách quan.
Để có thể giữ được tâm thế chủ động, trước nhất ta phải hiểu được vấn đề. Quay trở lại với tư duy hướng đối tượng, chúng ta cần xác định rõ vị trí, giá trị rất cụ thể của ứng dụng cần tiếp cận. Hãy chia phần mềm đó thành các đối tượng từ lớn đến nhỏ rồi bình tĩnh tiếp cận nó từ những công cụ căn bản nhất.
Hãy bắt đầu bằng một ví dụ thực tế: Chúng ta vừa được giới thiệu một bộ phần mềm trực tuyến rất tuyệt vời. CANVA.
(Hình 2: Giao diện chính của trang ứng dụng cộng đồng Canva)
Trước tiên cần phải khẳng định, canva.com không phải ứng dụng duy nhất (và tuyệt đối hoàn hảo) dành cho giáo viên và các đối tượng tương tự. Ngoài trang tiện ích này, trên mạng còn rất nhiều ứng dụng cộng đồng tương tự. Tuy nhiên, chúng tôi may mắn được phòng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường cho tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức về bộ ứng dụng kể trên.
Về tổng thể, Canva cho chúng ta toàn bộ những gì một nhà thiết kế và trình chiếu yêu cầu. Hơn thế nữa, với lợi thế là một trang cộng đồng, canva.com chứa trong mình một thư viện dữ liệu với tài nguyên “không giới” hạn. Cơ bản, chúng ta không có gì phải phàn nàn về công cụ này. Thậm chí có thể nói “Canva trên cả tuyệt vời” và phải cần có lời cảm ơn dành cho những người đã giới thiệu tiện ích đó cho chúng ta.
Tuy nhiên, trước cái tuyệt vời đó có nhiều người chóang ngợp và hoảng hốt. Có vẻ như chúng ta bắt đầu lạc lối ngay từ khi dùng thử ứng dụng bởi chính sự đồ sộ của nó. Bởi phần mềm này cho chúng ta quá nhiều ứng dụng cho nên trong nhất thời người dùng không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhất là khi chúng ta được giới thiệu trong một điều kiện bị thúc ép về thời gian. Rất nhiều kiến thức mới, rất nhiều thao tác lạ lẫm. Đặc biệt là ứng dụng này mang đến những trải nghiệm “không thể nào mới hơn được nữa”.
Rất nhiều người cảm thấy bế tắc sau những bài giảng qua mạng của chuyên gia. Chúng ta đã quen với việc được chuyển giao công nghệ theo lối “dắt tay chỉ việc”, do vậy các giờ học trực tuyến khiến cho đầu óc của chúng ta không thể tập trung. Từ đó dẫn đến hệ quả là một tiện ích rất nhiều điểm ưu việt không được ứng dụng một cách hiệu quả.
Đừng quan tâm đến kết quả đó nữa! Hãy cảm ơn những người tổ chức lớp học cho dù chúng ta chưa ứng dụng được gì. Đừng tự trách mình nữa! Hãy cảm thấy vui vẻ. Bởi vì, sau tất cả chúng ta đã nhận được thông tin về một điều gì đó hay ho. Đó chính là thứ quan trọng nhất.
Khi đã có thông tin chúng ta sẽ khai thác được ứng dụng. Chỉ là nhanh hay chậm mà thôi. Và cách đơn giản nhất để ứng dựng các thông tin vào cuộc sống của mình là phải làm rõ thông tin đó. Coi thông tin là một đối tượng. Xử lý nó theo nguyên tắc Hướng đối tượng.
Đa số chúng ta đều căng tai, căng mắt lên để nghe thầy giáo giảng và thực hành. Nhưng ít ai lắng nghe bản thân mình. Cụ thể là rất hiếm người chủ động tìm hiều về Canva theo một hướng riêng để rút ra những điều bổ ích cho bản thân. Ai cũng thụ động làm những gì người khác chỉ. Cho dù chẳng hiểu điều đó thực chất là gì. Trong khi đó, nếu chủ động, chúng ta hoàn toàn có thể tự khám phám.
(Hình 3: Chức năng “ Khám phá” của Canva)
Chúng ta phải công nhận với nhau rằng mọi phần mềm (dù là online hay offline) đều có phần giới thiệu. Thậm chí, trong thời đại bùng nổ thông tin này, tất cả các nhà sản xuất ứng dụng đều có những video giới thiệu tính năng sản phẩm của mình rất chi tiết và cụ thể. Chỉ cần vào Youtube gõ từ khoá về ứng dụng cần tìm hiểu là chúng ta sẽ nhận được... hàng triệu kết quả.
(Hình 4: Kênh Youtube chính thức của nhà cung cấp phần mềm)
Kinh nghiệm của tôi là vào thẳng kênh của nhà sản xuất để đăng ký và tìm hiểu. Đừng ngại khi trong đó toàn tiếng nước ngoài, hãy dùng công cụ dịch có sẵn của Google. Đảm bảo chúng ta sẽ tự tìm hiều được 70% thông tin bổ ích. Đó là điều quá tốt rồi. Ngay cả trong các video, chúng ta cũng có thể dùng ứng dụng dịch tự động để “Việt hoá” phụ đề. Hãy chủ động tìm hiểu về điều này.
(Hình 5: Sử dụng dịch tự động để khai thác tài liệu)
Ngay cả khi bất lực với những thông tin từ kênh nước ngoài, chúng ta vẫn có thể tham khảo kiến thức từ các kênh khác. Rất nhiều Youtuber giới thiệu phần mềm có hàm lượng cao về thông tin và kiến thức. Hãy giành thời gian cho những người này bởi câu chuyện của họ bỏ ích. Họ chính là cơ hội để chúng ta chủ động tiếp cận phần mềm một cách nhanh gọn và dễ hiểu nhất.
Sau khi tìm hiểu một vòng để biết được Canva làm được những gì, cá nhân tôi đã bớt hoang mang về việc học phần mềm này. Đơn giản đây chỉ là một bộ công cụ tổng hợp dành cho giới truyền thông đa phương tiện. Trong đó có các mục cụ thể phục vụ cho từng công việc cụ thể, bao gồm:
+ Các ứng dụng cho thuyết trình.
+ Các ứng dụng cho video.
+ Các ứng dụng cho in ấn
+ Các ứng dụng thiết kết khác.
Việc của chúng ta bây giờ đơn giản hơn rất nhiểu. Hãy chọn một công việc cụ thể trong vô vàn những công việc mà phần mềm có thể làm được. Đó chính là Xử lý theo hướng đối tượng.
Ngay khi xác định được giá trị của phần mềm, chúng ta phân loại được nó thuộc nhóm lãnh vực nào. Trong lĩnh vực đó có thể gồm nhiều công việc, vì vậy cần phải xác định “giá trị” của từng công việc cụ thể. Đây là bước tìm đối tượng con trong một đối tượng lớn. Cụ thể, ví dụ chúng ta quan tâm đến việc tạo ra một hình biểu trưng (logo, icon), hãy quay lại mục “khám phá” và tìm hiều về nó
(Hình 6: Một phần giới thiệu của Canva).
Khi đã biết rõ ý nghĩa của hình biểu trưng cũng như phần mềm có thể làm được những gì, chúng ta có thể trải nghiệm nó bằng cách chọn “bắt đầu thiết kế”. Đọc, hiểu và thực hành ngay trong một không gian. Đó chính là thứ tốt nhất để chúng ta chủ động tiếp cận phần mềm. Chúng ta đang lắng nghe chính mình và khai thác chính tìm năng của bản thân.
Tôi sẽ không chia sẻ cách làm thế nào để có một sản phẩm từ Canva bởi như đã nói, nó không phải thứ duy nhất. Cái chúng tôi quan tâm là phương pháp để tiếp cận tất cả các phần mềm. Và phương pháp đầu tiên chính là phải chủ động tìm hiểu về nó. Không có ai học thay chúng ta được và cách làm nhanh nhất chính là học từ từ. Chúng ta càng học chậm và cẩn thận thì chúng ta càng ít gặp phải sai lầm. Dù chỉ tạo ra những sản phẩm rất đơn giản nhưng theo thời gian, chúng ta sẽ có kiến thức chắc chắn và những kĩ năng thuần thục. Dù là bất cứ ứng dụng nào, phần mềm nào hay máy móc trang thiết bị nào, muốn sử dụng được chúng trước hết ta phải hiểu được chúng. Không ai có thể thành công khi thiếu hiểu biết về chính công việc của mình.
3.2. BIỆN PHÁP 2: Trực tiếp tiếp cận với lĩnh vực mà ứng dụng hỗ trợ:
Nếu chủ động tiếp cận là một biện pháp hữu hiệu khi ứng dụng CNTT thì việc trực tiếp đối diện với lĩnh vực chuyên ngành của hiệu ứng sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn. Phần lớn chúng ta tìm đến một phần mềm là do yêu cầu công việc. Thực tế ít người thấy rằng mình cần tìm kiếm một ứng dụng nào đó thực sự hữu ích. Điều này là hệ quả của việc chúng ta chưa đủ áp lực để phải sử dụng tiện ích hỗ trợ hoặc ta không hiểu bản chất công việc mà mình phải làm. Cụ thể nhất chính là các bài giảng trực tuyến trong giai đoạn chống dịch vừa qua.
Tất cả các trường ở thành phố đều có những bài giảng trực tuyến. Tất cả các giáo viên đều trở thành nhà sản xuất chương trình. Và thật khôi hài khi rất nhiều người trong số chúng ta thậm chí chưa từng tự quay một đoạn clip cá nhân nào trước đây. Rõ ràng nhiệm vụ vừa là thách thức vừa là một cơ hội để mỗi người trong chúng ta trải nghiệm. Nó mang lại cho chúng ta niềm vui sáng tạo mặc dù đằng sau đó là bao khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất, đối với cá nhân tôi, đó là biên tập một chương trình ghi hình. Cụ thể là khai thác phần mềm dựng phim Adobe Premier.
(Hình 7: Giao diện chính của Adobe Premiere)
Về nguyên tắc, khi tiếp cận phần mềm tôi đã tìm hiểu kĩ về những gì mà nó có thể làm. Chi tiết hơn, tôi cố gắng nhớ từng chi tiết của giao diện để có thể nhanh chóng tìm được công cụ mà mình cần. Vì đây là một phần mềm chuyên nghiệp dành cho các nhà sản xuất điện ảnh và truyền hình kĩ thuật số nên giao diện rất phức tạp. Tuy nhiên, dựa vào lý thuyết Hướng đối tượng một lần nữa tôi đễàng tiếp cận được phần mềm, tôi chia các vùng làm việc ra thành từng phần để tìm hiểu một cách dễ dàng hơn.
Như tất cả các phần mềm đồ hoạ nói chung và phần mềm dựng phim nói riêng, Adobe Premiere luôn tuân thủ thứ tự làm việc theo đội tượng. Để thực hiện một dự án phim (ở đây là chương trình bài giảng video), người dùng cần thực hiện theo 3 bước: Nhập dữ liệu, đưa dữ liệu vào xử lý và cuối cùng là xuất dữ liệu thành sản phẩm cuối cùng.
3 tác vụ này sẽ luôn xuất hiện trên bất cứ ứng ụng đồ hoạ nào (kể cả ảnh tĩnh lẫn xử lý video), nó tương ứng với 3 nhóm lệnh: Import (nhập liệu), Edit (biên tập) và Export (xuất file). Nếu coi mỗi nhóm lệnh này là một đối tượng thì vào bất cứ phần mềm (không gian làm việc) nào chúng ta cũng sẽ khai thác được. Có thể biểu tượng khác nhau, vị trí khác nhau nhưng chắc chắn chúng sẽ phải tồn tại và phải được thực hiện theo trình tự đó.
Với Adobe Premiere cửa sổ Project (Hình 8: Cửa sổ nhập và quản lý dự liệu Project) có chức năng quản lý các dữ liệu được nhập vào. Đây là vùng làm việc nằm trong phần cửa sổ bên trái, phía dưới màn hình. Nói khác với các phần mềm phổ thông như Windows movie maker trên PC hay iMovie của Aplle (khi cửa sổ nhập liệu thường nằm phía trên bên trái). Để đưa dữ liệu vào, chúng ta chỉ cần click đúp vào phần trống của cửa sổ Project, phần còn lại là các tác vụ hoàn toàn giống như các phần mềm máy tính khác. Máy tính sẽ mở một cửa sổ windows mang tên “import”, người dùng chỉ cần tìm dữ liệu theo đúng đường dẫn lưu trự và chọn để tải vào phần mềm. Để thực hiện việc này, ta có thể dùng phím tắt control + I hoặc vào menu File tìm đến Import. Một câu lệnh kinh điển mà phần mềm nào cũng dùng. (Hình 9: Lệnh nhập liệu Export)
Điều này có nghĩa là, dù có phức tạp đến đâu, phần mềm vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc chung. Và nguyên tắc đó vốn đã được quốc tế chuẩn hoá. Không thể khác được. Có chăng là người dùng không chịu tìm hiểu thấu đáo về mặt bản chất mà thôi.
Bước tiếp theo của công việc là biên tập các dữ liệu đã được nhập vào phần mềm. Đây là một bước quan trọng và cửa sổ làm việc luôn được bố trí ở góc dưới (Hình 10: Timeline và các công cụ dựng), bên phải màn hình. Bất cứ phần mềm dựng phim nào cũng phải bố trí như vậy bởi nó tiện lợi cho người dùng quan sát và thao tác.
Thao tác đầu tiên chính là đưa dữ liệu từ cửa sổ Project sang cửa sổ Timeline. Với những đặc tính thân thiện mà thời đại yêu cầu, việc này được phần mềm đơn giản hoá bằng thao tác gắp và thả rất quen thuộc với người dùng Windows. Chúng ta chỉ cần chọn các đối tượng cần biên tập tại cửa sổ Project, giữ chuột rồi kéo sang cửa sổ Timeline. Tiện dụng hơn nữa, chúng ta có thể đưa đến đúng toạ độ thời gian và nhả chuột. Các đối tượng sẽ nằm vào đúng thời điểm mà chúng ta định cho nó xuất hiện trong chương trình video của mình.
Toàn bộ nội dung của chương trình sẽ được hiển thị trên cửa sổ Program nằm phía trên bên phải. Người biên tập sẽ dùng các công cụ để cắt gọt các đoạn phim, sắp xếp chúng theo ý đồ và chỉnh sửa chúng thông qua cửa sổ Effect Controls bên cạnh. Cửa sổ này quản lý tất cả các thông số của đối tượng dựng được chọn trên Timeline. Bao gồm cả những chỉ số về khuôn hình cùng các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh mà ta gán cho đối tượng dựng. (Hình 11: Của sổ Effect Control và cửa sổ hiệu ứng Effect)
Các hiệu ứng được quản lý tại vị trí thuận tiện cho việc thao tác giữa 2 cửa sổ và chúng bao giờ cũng nằm trong cửa sổ Effects. Với Premiere, cửa sổ hiệu ứng nằm chung với cửa sổ Project. Bởi lẽ, các hiệu ứng cũng được coi là “đối tượng để dựng” nên người ta bố trí cùng chỗ với vùng quản lý dữ liệu đầu vào. Đây là một ví dụ cho tư duy quản lý theo hướng đối tượng. (Hình 11: Của sổ Effect Control và cửa sổ hiệu ứng Effect)
Cuối cùng là việc xuất thành phẩm sau khi đã hoàn thành các bước dựng phim. Tác vụ này thường được dùng bằng câu lệnh Export trong menu File hoặc phím tắt Control+M. Như vậy là hoàn thành một chu trình dựng bài video. Dẫu phức tạp hay đơn giản thì cũng chỉ có bằng đấy bước và bằng đó công cụ mà thôi.
Vấn đề là khi đã áp dụng rất nhiều thủ pháp, đặt vào đó rất nhiều hiệu ứng... cá nhân tôi đã nhận được kết quả nhưng chưa thực sự tốt như mong muốn. Trong thời kỳ dịch bệnh duy trì hoạt động học đối với trẻ mầm non chủ yếu là các hoạt động học được truyền tải bằng video => Vì vậy ngoài sử dụng phần mềm tốt thì chúng ta cũng phải biết CÔNG TÁC SẢN XUẤT 1 CHƯƠNG TRÌNH VIDEO thì mới đạt hiệu quả cao
Nếu chúng ta không trực tiếp đối diện với lĩnh vực chuyên ngành của ứng dụng thì việc nắm được kỹ thuật của phần mềm cũng vô nghĩa. Trước khi làm một bài giảng video chúng ta cần chuẩn bị kiến thức về việc tổ chức và sản xuất chương trình truyền hình. Nói một cách phóng đại một chút thì mỗi mội bài giảng cũng là một chương trình truyền hình, thậm chí có thể là một tác phẩm điện ảnh. Bởi nó có đầy đủ tính chất của 2 lĩnh vực nghệ thuật và truyền thông kể trên. Dẫu ở mức độ nào thì chúng ta cũng đang làm một sản phẩm truyên thông bằng hình ảnh động. Mà phim ảnh có ngôn ngữ riêng của nó, ngôn ngữ đó chi phối mọi kỹ thuật và kỹ xảo mà con người xử dụng. Tất cả các công cụ kỹ thuật chỉ dùng để phục vụ cho việc biểu đạt ngôn ngữ của truyền thông. Nói một cách cụ thể hơn, phần mềm Adobe Premiere hay bất cứ ứng dụng biên tập hình ảnh nào cũng chỉ là công cụ hỗ trợ cho công tác làm phim, làm chương trình mà thôi. Muốn làm một chương trình video thì cần phải biết ngôn ngữ của video. Coi lĩnh vực truyền hình là một đối tượng cụ thể cần phải tìm hiểu, xử lý thì mời có thể tạo ra một sản phẩm truyền hình hoàn thiện được.
Kinh nghiệm của tôi rút ra khi khai thác phần mềm biên tập phim là hình ảnh có ngôn ngữ riêng của nó. Và nó không có nhiều khác biệt so với ngôn ngữ thông thường nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu. Ví dụ, mỗi trường đoạn gồm nhiều cụm cảnh, mỗi cụm cảnh gồm nhiều cảnh đơn. Các cảnh đơn có thời lượng, khuôn hình và góc máy khác nhau... Tất cả tập hợp lại thành một đoạn văn bằng hình và chúng có ngữ pháp đúng như văn học. Cả trường đoạn là một đoạn văn, mỗi cụm cảnh là một câu văn và từng cảnh là thành phần câu có tính chất từ vựng cụ thể. Một cảnh toàn có thể cho ta biết được thời gian, địa điểm đó chính là trạng ngữ. Một cảnh cận lột tả đầy đủ biểu cảm nhân vật đó là tính từ. Trung cảnh đem lại cho người xem cảm nhận về không khí diễn ra trong câu chuyện đó chính là động từ... Các cảnh kết hợp với nhau nhuần nhuyễn cho ta một câu hình trọn vẹn.
Khi trực tiếp tiếp cận và học hỏi về lĩnh vực chuyên ngành của phần mềm tôi thấy rằng mình dễ định vị được các công cụ hơn. Sử dụng chúng một cách hiệu quả và giảm thiểu được khối lượng công việc của mình.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ