MỤC LỤC
|
NỘI DUNG
|
TRANG
|
I
|
ĐẶT VẤN ĐỀ
|
2
|
1
|
Lý do chọn đề tài
|
2
|
2
|
Mục đích nghiên cứu.
|
3
|
3
|
Đối tượng nghiên cứu
|
4
|
4
|
Phạm vi nghiên cứu
|
4
|
II
|
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
|
4
|
1
|
Cơ sở lý luận
|
4
|
2
|
Cơ sở thực tiễn
|
5
|
2.1
|
Thuận lợi
|
5
|
2.2
|
Khó khăn
|
5
|
3
|
Biện pháp thực hiện
|
3
|
3.1
|
Xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn và phòng, tránh TNTT cho trẻ”
|
5
|
3.2
|
Bồi dưỡng cho đội ngũ GVNV kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng tránh và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra.
|
6
|
3.3
|
Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, tránh TNTT cho trẻ với nhiều hình thức và nội dung thiết thực
|
8
|
3.4
|
Xây dựng CSVC đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các HĐ ở trường MN
|
4
|
3.5
|
Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng tránh TNTT cho trẻ
|
12
|
3.6
|
Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn phòng tránh TNTT.
|
14
|
3.7
|
Phối hợp với các Ban ngành đoàn thể để làm tốt công tác phòng, tránh TNTT cho trẻ
|
16
|
III
|
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
|
16
|
1
|
Kết quả SKKN
|
16
|
2
|
Kết luận
|
18
|
3
|
Khuyến nghị
|
18
|
IV
|
PHỤ LỤC
|
|
1
|
Ảnh minh họa
|
|
2
|
Tài liệu tham khảo
|
|
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trường mầm non là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đình. Trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích và phát triển toàn diện hay không là phụ thuôc rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.
Bởi vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp cũng gây ra các tai nạn về tinh thần đối với trẻ. Việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở độ tuổi mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đã được các cấp, các ngành quan tâm. Ngày 15/4/2010 BGD&ĐT Ban hành Thông tư số 13/2010/TTBGD&ĐT quy định về việc “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích (TNTT) trong cơ sở GDMN”. Dựa trên cơ sở Luật trẻ em 2016 ngày 5/2/2016. Thủ tướng Chính phủ đã Ban hành Quyết định số 243/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phòng chống TNTT trẻ em giao đoạn 2016-2020.
Nội dung phòng chống TNTT cho trẻ cũng thường xuyên được phòng GD&ĐT và nhà trường đưa vào các chuyên đề để tập huấn cho các cấp học, đặc biệt là cấp học mầm non. Nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non. Vì vậy, cần trang bị cho giáo viên mầm non những kiến thức và cách phòng tránh tai nạn thương tích một cách có hiệu quả.
Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích và biết tự bảo vệ mình là một việc làm không dễ dàng, bởi tâm lý trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên .Thực tế hàng ngày trẻ được tham gia nhiều hoạt động nhưng trẻ chỉ biết rằng mình học, ăn hoặc chơi theo ý thích của bản thân trẻ, điều này rất nguy hại bởi trẻ cũng là một thành viên tham gia vào cuộc chiến chống lại tai nạn thương tích. Vì vậy, giáo viên cần tích hợp một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động trong ngày (vui chơi, học tập...) cho trẻ đúng lúc đúng yêu cầu và trang bị những kiến thức cần thiết đơn giản về phòng tránh tai nạn thương tích để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết.
Tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các biện pháp khác nhau, trong đó có nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích và tạo dựng môi trường học tập, vui chơi an toàn là không thể thiếu.
Để thực hiện các biện pháp đó, với trách nhiệm của người quản lý công tác chăm sóc giáo dục trong trường mầm non tôi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết.
Với mong muốn 100% trẻ đến trường được an toàn mọi lúc mọi nơi, không có tai nạn thương tích xảy ra với trẻ. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tập thể sư phạm trường mầm non Khương Trung chúng tôi luôn đặt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một trong những yếu tố cấp bách góp phần chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện và một trong những nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường, đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.” nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường trong năm học này và những năm tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non. Tìm ra nhiều biện pháp chỉ đạo giáo viên phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Nâng cao ý thức ,vai trò trách nhiệm , góp phần củng cố và cập nhật kiến thức kịp thời cho giáo viên về một số TNTT thường xảy ra, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Từ đó giáo viên có kiến thức, kỹ năng trong việc sơ cấp cứu ban đầu cũng như kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ hiệu quả.
Tăng cường ý thức của các bậc phụ huynh về việc nâng cao ý thức trách nhiệm cùng phối kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ có ý thức phòng tránh TNTT.
3. Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường mầm non Khương Trung
4. Phạm vi nghiên cứu
Tại trường mầm non Khương Trung năm học 2021 - 2022
5. Số liệu khảo sát trước khi nghiên cứu
CB,GVNV
|
Kỹ năng phòng tránh
|
Kỹ năng sử lý
|
Tốt
|
Khá
|
TB
|
Yếu
|
Tốt
|
Khá
|
TB
|
Yếu
|
45
|
25
|
15
|
5
|
0
|
17
|
20
|
3
|
0
|
%
|
55
|
33
|
11
|
0
|
37
|
44
|
0,6
|
0
|
Qua khảo sát đầu năm, kết quả kỹ năng phòng tránh và sử lý các tai nạn thương tích của một số cán bộ giáo viên, nhân viên chưa cao.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
Trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích khi trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, được phòng, tránh và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn
Phòng tránh tai nạn thương tích là phòng tránh tối thiểu những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tích, làm tổn thương đến thể chất và tinh thần của con người.
Phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non cần sự góp sức, chung tay của giáo viên, nhà trường, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, học tập.
Phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đến sự phát triển toàn diện về mặt nhân cách cho trẻ. Không những sẽ phát triển về mặt thể chất mà còn giúp cho trẻ phát triển về mặt nhận thức. Trẻ sẽ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống.
Tai nạn thương tích có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi này trẻ chưa biết tự bảo vệ mình, cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ hay tò mò, hiếu động nên việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non nếu được giáo dục thường xuyên sẽ tạo được nề nếp, thói quen và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà còn hình thành kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi chập chững bước vào đời.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thuận lợi:
Trường mầm non Khương Trung luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của Quận ủy, HĐND, UBND Quận Thanh Xuân; sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của phòng GD&ĐT; sự giúp đỡ của các Phòng, ban ngành đoàn thể; của Đảng ủy, HĐND, UBND Phường Khương Trung, sự quan tâm phối kết hợp của cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
BGH có trình độ quản lý; đội ngũ giáo viên nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi; tập thể đoàn kết, nhất trí. Đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết và có tinh thần tránh nhiệm cao trong công việc, quan sát trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trường có nhân viên y tế, phòng y tế được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế, thuốc cấp cứu theo quy định.
Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ.
2.2. Khó khăn:
Nhận thức của giáo viên trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non chưa cao, kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên đôi khi còn lúng túng chưa linh hoạt.
Đa số phụ huynh ít có kiến thức cơ bản về phòng tránh TNTT cho trẻ.
Trẻ còn nhỏ nên chưa biết tự bảo vệ mình, kỹ năng phòng tránh TNTT chưa có.
3. Biện pháp thực hiện:
3.1. Xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn và phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ”.
Xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh TNTT cho trẻ năm học 2021 – 2022.
Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ của quản lý bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc.
Nhìn vào tình hình thực tế của nhà trường. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mình, do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu : Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những tai nạn thương tích, chú trọng phòng tránh tai nạn giao thông, bạo lực học đường , đuối nước, dị vật đường thở, điện giật, bỏng… giảm tối đa tỉ lệ tai nạn thương tích trong và ngoài trường.
Đảm bảo 100% Cán bộ giáo viên của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích. 100 % trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, không xảy ra tai nạn thương tích, không xảy ra ngộ độc thực phẩm.
(Ảnh minh họa số 1,2)
3.2. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng tránh và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra.
Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Hơn ai hết giáo viên, nhân viên phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt công tác của mình.
Nếu giáo viên, nhân viên không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ. Vì vậy với cương vị là Phó hiệu trưởng Phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng. Tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường ngay từ đầu năm học nhằm mục đích:
- Để giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Giúp giáo viên có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xẩy ra tai nạn một cách thường xuyên, để có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả.
- Xác định được các nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra tai nạn cho trẻ, để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết hữu hiệu.
- Giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng về một số loại dịch bệnh cũng như một số tai nạn thường xẩy ra với trẻ.
* Nội dung bồi dưỡng:
– Hiểu về môi trường an toàn đối với trẻ mầm non.
– Phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp.
– Phòng tránh các dị vật ở tai mũi họng.
– Phòng tránh tai nạn do ngộ độc.
– Phòng chống đuối nước cho trẻ.
– Phòng chống cháy, nổ, bỏng, điện giật.
– Phòng tránh tai nạn giao thông.
– Phòng tránh động vật cắn.
* Hình thức bồi dưỡng:
Nhà trường có các cuốn tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, tránh, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp, photo các tài liệu của Trung tâm y tế, photo các văn bản chỉ đạo của ngành, photo các bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tự nghiên cứu và học tập.
Ban giám hiệu đã tạo điều kiện cho 100% cán bộ, nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên bảo vệ tham gia đầy đủ đúng thành phần các lớp tập huấn về: Phòng, tránh tai nạn thương tích trong trường học; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác y tế, vệ sinh học đường; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, do Phòng GDĐT quận Thanh Xuân, Trung tâm y tế quận và các Ban ngành đoàn thể tổ chức
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, thực hành về phòng, tránh và xử trí các tai nạn thường gặp cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên .
Tổ chức các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường học an toàn của nhà trường.
Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra trong nhà trường để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.
Phân công nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc sức khỏe, xử trí các tai nạn thường gặp gặp như: Bỏng nước sôi, điện giật, hóc, sặc, gẫy tay, gẫy chân, ngạt nước, chảy máu, choáng, gió… đề trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên thực hành trên búp bê, ghép vào các buổi họp Hội đồng sư phạm hàng tháng của nhà trường.
(Ảnh minh họa số 3,4,)
3.3 Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ với nhiều hình thức và nội dung thiết thực.
Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành công hay không thành công của một hoạt động nào đó trong trường mầm non.
Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân, phụ huynh cộng đồng xã hội hiểu rõ về mục đích của một hoạt động hoặc một chương trình nào đó trong trường mầm non và ý thức cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện. Chính vì vậy mà trường mầm non cần phải làm tốt công tác tuyên truyền.
Trên thực tế nhìn chung phụ huynh học sinh biết rất ít về kiến thức và các kỹ năng thực hành công tác phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Mong muốn phụ huynh, cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội trên địa bàn hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì trường mầm non phải có nhiều hình thức tuyên truyền tốt, khéo léo, rõ ràng, rộng rãi để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả tốt.
Qua đó sẽ thu hút được nhiều trẻ đến trường, nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội ở địa phương để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về công tác phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ cho năm học như sau:
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, liên tục qua các phương tiện truyền thông của nhà trường như: Tổ chức phát thanh vào các giờ phụ huynh đưa và đón trẻ. Tổ chức các chuyên đề thảo luận trong các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, các buổi họp đại diện cha mẹ học sinh thường kỳ.
- Cung cấp cho giáo viên các nhóm lớp tài liệu có nội dung về phòng, tránh tai nạn thương tích.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về dịch COVID-19, thông tin kịp thời, chính xác các văn bản chỉ đạo, các khuyến cáo của Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Nhà trường phối kết hợp với chính quyền, công an, gia đình, các cơ quan thông tin, truyền thông và Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền giáo dục kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn.
Tuyên truyền trên website, bảng tin, hệ thống truyền thanh của trường, của phường và các khu dân cư với các nội dung:
+ Làm rõ vai trò của việc phòng, tránh, tai nạn thương tích cho trẻ.
+ Tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non.
+ Các kiến thức phòng, tránh, tai nạn thương tích .
+ Ý nghĩa của các công tác phòng, tránh,tai nạn thương tích .
+ Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học trú trọng với các nhiệm vụ phòng, tránh, tai nạn thương tích .
– Tổ chức họp phụ huynh đầu năm với các nội dung tuyên truyền:
+ Đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ kết quả thực hiện các hoạt động của năm học trước.
+ Ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường mầm non, trong đó có hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, không có tai nạn thương tích xảy ra có liên quan trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
+ Thông qua nội dung quy chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường
+ Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh,tai nạn thương tích cho trẻ.
– Phối hợp với các đoàn thể của phường như: Mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên …Qua đó nội dung tuyên truyền được sâu rộng trong nhân dân.
– Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường với các nội dung:
+ Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời điểm.
+ Trang bị hệ thống các biểu bảng, panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ đề năm học và các cuộc vận động và các phong trào thi đua
+ In các biểu bảng có nội dung về các kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo khoa học.
– Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh với các nội dung.
+ Chương trình thực hiện theo các chủ đề cho từng độ tuổi.
+ Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ qua từng giai đoạn trong năm. + Các nội dung cần phối hợp với phụ huynh để phòng, chống các dịch bệnh và tai nạn thương tích cho trẻ.
– Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở trường, tham gia biểu diễn, giao lưu với đơn vị kết nghĩa và các đoàn thể ở địa phương tổ chức.
– Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ ở trường trong năm học như ngày: Khai giảng năm học, ngày tết trung thu, ngày 20/11, ngày 8/3, ngày 1/6, ngày tổng kết năm học.
(Ảnh minh họa số 5,6)
3.4. Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.
Cơ sở vật chất của trường mầm non là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Không thể chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng. Trong Điều lệ trường mầm non, đã quy định yêu cầu về cơ sở vật chất của trường mầm non, phải đảm yêu cầu của việc chăm sóc – nuôi dưỡng- giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy Ban giám hiệu nhà trường trong nhiều năm qua đã luôn chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp để tạo điều kiện an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động.
Ngay từ trong thời gian hè hàng năm tôi đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học. Báo cáo cụ thể với Ban giám hiệu số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cũ, hỏng, cần thay thế và bổ sung. Căn cứ vào số liệu báo cáo của các bộ phận sau khi rà soát. Ban giám hiệu của nhà trường đi kiểm tra thực tế, sau đó xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, thay thế, sửa chữa theo thứ tự ưu tiên.
Các lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi theo danh mục của Chương trình giáo dục mầm non mới, có đủ bàn ghế cho trẻ đúng quy cách, có đủ các đồ dùng phục vụ chăm sóc riêng cho từng trẻ tại lớp. Các lớp đã được đầu tư các trang thiét bị, giá tủ đồ chơi, giúp giáo viên linh hoạt quay góc hoạt động hoặc áp sát vào tường, tạo khoảng chống cho trẻ hoạt động học, vui chơi, ăn, ngủ. Hàng năm kịp thời thay thế, bổ xung các loại đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Hệ thống điện chiếu sáng của các lớp đã được nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn quy định, đầy đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
+ Hàng năm kịp thời thay thế, bổ xung, các loại đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Nhà vệ sinh : Trang bị đầy đủ nước cọ nhà, nước lau sàn, chổi xà phòng.. theo nhu cầu hàng tháng.
+ Được trang bị đầy đủ các bình chữa cháy ở các khu vực hành lang.
– Với phòng y tế:
+ Phòng y tế đã được trang bị đủ các trang thiết bị như: Tủ thuốc, giường y tế, cáng, cân sức khỏe…. Các biểu bảng theo dõi sức khỏe, các biểu bảng tuyên truyền, phác đồ sơ cấp cứu tai nạn thương tích. Trang bị đủ các phương tiện cấp cứu như: Bông, băng, nẹp gỗ, cồn sát trùng, cáng thương, bình ô xy và một số đồ dùng y tế khác, bình ô xy và một số đồ dùng y tế khác.
+ Hàng năm đã trang bị đủ cơ số thuốc thông thường, thay thuốc thường xuyên khi hết hạn sử dụng.
– Với nhà bếp:
+ Đã được xây dựng và sắp xếp theo quy trình bếp một chiều. Đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống bếp điện, tủ cơm, tủ sấy bát, tủ hấp khăn, máy giặt, máy lọc nước, tủ lạnh bảo quản thực phẩm và lưu thức ăn. Các dụng cụ chế biến và dụng cụ phục vụ giờ ăn cho trẻ đã được trang bị hoàn toàn bằng inốc. Hàng năm thường xuyên bổ sung thìa, bát, muôi.. đủ cho trẻ.
+ Hệ thống biểu bảng cho bếp được trang bị đầy đủ theo yêu cầu, cửa chống côn trùng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
+ Trang bị đầy đủ các bình chữa cháy
– Với sân chơi:
+ Sân chơi đã có đủ loại đồ chơi ngoài trời, phong phú về thể loại, chất lượng đảm bảo, màu sắc đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động vui chơi. Hàng năm đều có sự tu bổ, sửa chữa và sơn lại vào dịp hè.
+ Bổ sung nhiều cây cảnh, các loại hoa treo ở khu vực hành lang các lớp và sân trường
+ Được trang bị nhiều các biểu bảng tuyên truyền về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đã tạo được khung cảnh sư phạm xanh, an toàn, thân thiện, hạnh phúc.
– Với công tác vệ sinh môi trường:
+ 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đã có ý thức tạo môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ hoạt động và phụ huynh tin tưởng.
Lịch thực hiện vệ sinh môi trường của các lớp, bếp luôn được thực hiện nghiêm túc thường xuyên và hiệu quả. Nên trường lớp luôn gọn gàng, sạch sẽ mọi lúc mọi nơi.
+ Trường đã được phòng GDĐT và phụ huynh học sinh đánh giá môi trường luôn sạch sẽ, thân thiện. Trường đã tạo được khung cảnh sư phạm xanh, an toàn, thân thiện, hạnh phúc.
Với hệ thống trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và môi trường an toàn như trên đã đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Đã xây dựng được môi trường an toàn cho trẻ vui chơi và hoạt động.
(Ảnh minh họa số 7,8,9,10 )
3.5.Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Sau khi đã xây dựng được kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng,tránh tai nạn thương tích cho trẻ của năm học.
Mặc dù cán bộ giáo viên, nhân viên đã nắm bắt và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề và nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành phòng, tránh TNTT cho trẻ. Nếu không bắt tay vào thực hiện thì lý thuyết học được chỉ là lý thuyết mà không có thực tế. Tôi đã tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ như sau:
* Đối tượng thực hiện: 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên.
* Nội dung thực hiện: Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ
* Hình thức triển khai thực hiện:
+ Quy chế trường học an toàn và kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.
+ Tổ chức học tập quy chế và kế hoạch tại buổi học tập nhiệm vụ đầu năm học.
+ Triển khai thực hiện quy chế và kế hoạch năm học, hàng tháng có kế hoạch cụ thể với các nội dung phù hợp với từng thời điểm.
* Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận:
– Với giáo viên các lớp:
+ Thường xuyên rà soát và loại bỏ toàn bộ đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây tai nạn thương tích, mất an toàn cho trẻ. Báo cáo Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch sửa chữa kịp thời.
+ Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
+ Sắp xếp các góc lớp, đồ dùng, đồ chơi hợp lý, khoa học, dễ cất, dễ lấy, an toàn cho trẻ.
+ Duy trì tốt, thường xuyên lịch vệ sinh tại lớp, giữ gìn lớp học, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, thông thoáng.
+ Với lớp nhà trẻ đồ chơi xâu hạt, đồ chơi nắp nút nhỏ, phấn…các cô giáo phải để xa tầm tay trẻ, khi chơi mới mang ra. Giáo dục trẻ các nội dung an toàn khi sử dụng các đồ chơi và bao quát trẻ khi chơi.
+ Làm đồ dùng đồ chơi yêu cầu phải đảm bảo tính an toàn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh.
+ Thực hiện nghiêm túc sổ nhật ký theo dõi sức khỏe trẻ hàng ngày, có đầy đủ chữ ký.
+ Thực hiện giáo dục trẻ các kiến thức về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường. Rèn trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, cách sử dụng các đồ dùng đồ chơi.
– Với nhân viên nhà bếp:
+ Sắp xếp các đồ dùng, thiết bị nuôi dưỡng gọn gàng theo quy trình bếp một chiều.
+ Thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ (vừa lý thuyết vừa thực hành) một lần/năm.
+ Thực hiện nghiêm túc, ghi chép đúng số lượng giao nhận đảm bảo đúng nguyên tắc trong sổ kiểm thực 3 bước đúng quy định.
+ Thực hiện sơ chế, chế biến các món ăn đảm bảo quy trình một chiều và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Xây dựng lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần. Duy trì tốt, thường xuyên lịch vệ sinh tại bếp, giữ khu vực bếp luôn sạch sẽ.
+ Thường xuyên rà soát và loại bỏ toàn bộ đồ dùng, phục vụ trẻ trong giờ ăn như: Thìa, muôi, bát, đĩa… hỏng, sứt, gẫy có nguy cơ gây tai nạn thương tích, mất an toàn cho trẻ.
* Với nhân viên y tế:
+ Sắp xếp các đồ dùng, biểu bảng, thiết bị y tế gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, sạch sẽ.
+ Trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra các lớp, các bếp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi, lan can, cầu thang… thiết bị hỏng có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Đề xuất loại bỏ, sử chữa và thay thế. Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường toàn trường.
+ Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng các loại thuốc ở các phòng y tế, loại bỏ các loại thuốc hết hạn sử dụng, đề xuất bổ sung, thay thế.
+ Sưu tầm, cập nhật kịp thời các bài viết, tranh tuyên về các dịch, bệnh xảy ra trên địa bàn trong từng thời điểm để tuyền ở bảng tin, phòng y tế, phát cho các nhóm lớp.
+ Phối hợp cùng kế toán cân đối tỷ lệ các chất xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần chẵn lẻ hợp lý.
– Với nhân viên vệ sinh, bảo vệ:
+ Thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường khu vực sân trường, hành lang và chăm sóc cây.
+ Bảo vệ toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường và đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường.
+ Thường xuyên kiểm tra các ổ khóa, cánh cửa các lớp, các vòi nước, ổ điện, máy bơm nước của trường. Đảm bảo bơm đủ nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
– Với Ban giám hiệu:
+ Xây dựng, triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ
+ Tổ chức thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ (vừa lý thuyết vừa thực hành) một lần/năm.
+ Xây dựng lịch phân công giáo viên phối kết hợp với các Ban ngành đoàn thể và phụ huynh học sinh, nhận chợ, kiểm tra, Test nhanh thực phẩm có biên bản hàng ngày.
- Xây dựng phương án, kịch bản, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác, không để dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.
+ Tham mưu với Hiệu trưởng bổ xung thuốc, các dụng cụ sơ cấp cứu y tế cho phòng y tế học đường. Chỉ đạo nhân viên y tế rà soát các loại thuốc , bổ sung các loại thuốc hết, loại bỏ các loại thuốc quá hạn sử dụng.
+ Liên hệ với trạm y tế phường Khương Trung và Công an PCCC quận Thanh Xuân tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hành về phòng, chống TNTT cho trẻ và PCCC& CNCH cho đội ngũ CB,GVNV trong nhà trường.
+ Chỉ đạo CB,GVNV thực hiện tốt, thường xuyên công tác vệ sinh môi trường (VSMT) học tập cho trẻ, rèn nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh văn minh cho trẻ. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động giáo dục trong ngày.
+ Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, Tự đánh giá các nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn theo thông tư 13/2011/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục Mầm non.
(Ảnh minh họa số11,12)
3.6. Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Ban chỉ đạo kiểm tra dự giờ, thăm lớp nhằm củng cố kiến thức về phòng chống TNTT, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại các nhóm lớp.
Hàng ngày phân công kiểm tra VSATTP, Test nhanh TP tươi sống tại bếp ăn về tiêu chuẩn, định lượng của trẻ và giáo viên.
Giao nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên kiểm tra an toàn về cơ sở vật chất phòng học, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi của lớp, hệ thống điện của lớp mình nếu có vấn đề gì xảy ra báo cáo kịp thời về BCĐ.
Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm các nguy cơ gây TNTT và biện pháp xử lý kịp thời.
*Nội dung kiểm tra:
– Kiểm tra cách sắp sếp đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi đảm bảo an toàn và khoa học tại các lớp, bếp, phòng y tế, các phòng vệ sinh.
– Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, quy chế chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
– Kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra việc rà soát, loại bỏ, thay thế các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị có nguy cơ mất an toàn cho trẻ.
– Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường.
– Kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
– Kiểm tra công tác tuyên truyền của bộ phận y tế, các nhóm lớp.
– Kiểm tra hệ thống nước sạch, hệ thống nước thải, rác thải.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
– Thăm lớp, dự giờ.
– Quan sát.
– Kiểm tra trực tiếp việc giáo viên, nhân viên thực hiện quy chế.
– Trò chuyện trao đổi trực tiếp với giáo viên, nhân viên. học sinh.
* Hình thức kiểm tra, đánh giá:
– Kiểm tra theo định kỳ.
– Kiểm tra thường xuyên.
– Kiểm tra đột xuất.
– Kiểm tra có báo trước.
* Kết quả: – Qua thực hiện biện pháp kiểm tra, đánh giá tôi thấy hầu hết đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viêntrong nhà trường luôn có ý thức thực hiện nghiêm túc theo quy chế và kế hoạch của nhà trường đã xây dựng.
– 100% cán bộ, giáo viên, nhân viênđều có phẩm chất đạo đức tốt luôn yêu quý trẻ, thương yêu tôn trọng trẻ trong mọi hoạt động, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
– Công tác vệ sinh môi trường luôn được duy trì tốt, đảm bảo môi trường
xanh, an toàn, thân thiện, hạnh phúc.
3.7. Phối hợp với các Ban ngành đoàn thể để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích. Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế, Công an PCCC&CNCH quận Thanh Xuân. Việc phối hợp với ngành y tế là một điều kiện để trường mầm non theo dõi được sự phát triển về thể lực trẻ, phát hiện kịp thời những bệnh tật và đột biến của cơ thể trẻ. Ngoài ra trung tâm y tế quận và Công an PCCC&CNCH còn phổ biến và tập huấn cho cán bộ giáo viên, nhân viên những kiến thức, kỹ năng về vệ sinh phòng dịch bệnh, phòng, chống các tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non.
Khám sức khỏe cho học sinh 2 lần/năm
Cán bộ, giáo viên, nhân viên 1 năm/lần theo quy định.
Đầu năm học Trạm y tế phường đã cung cấp cho nhà trường những tư liệu về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tài liệu về chăm sóc sức khỏe, phác đồ sơ cấp cứu, các loại tranh, ảnh tuyên truyền về phòng tránh tai nạn thương tích và tranh về các loại dịch bệnh cho trẻ, kịp thời những bệnh tật mà trẻ em lứa tuổi màm non hay mắc phải. Trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính những người trực tiếp nuôi dạy, vì vậy giữa cha, mẹ trẻ và trường mầm non cần có mối quan hệ chặt chẽ.
Nhà trường và gia đình phải tạo được sự thống nhất về nội dung và phương pháp, chăm sóc, giáo dục trẻ, có sự trao đổi thường xuyên về cách chăm sóc, giáo dục, về sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ, hiểu thấu đáo tính cách của từng trẻ để có cách chăm sóc, giáo dục trẻ thích hợp nhất.
Với các biện pháp phối hợp trên nhà trường đã đạt được kết quả tốt trong việc thực hiện kế hoạch, điều đó đã góp phần đảm bảo an toàn cho trẻ.
(Ảnh minh họa số 13,14)
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Kết quả:
Việc chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một vấn đề hết sức cần thiết trong các trường mầm non. Đã góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ, giúp giáo viên, nhân có đựoc kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bên cạnh đó cũng đã giúp cho trẻ có đựơc những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực tự phòng tránh tai nạn cho chính bản thân mình.
Chính vì vậy trong các trường mầm non phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ góp phần đảm bảo cho sự phát triển về thể chất và tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước
Như vậy, qua một số biện pháp tác động tới giáo viên, nhân viên và phụ huynh đặc biệt là học sinh cho thấy kết quả có sự thay đổi rõ rệt. Giáo viên nắm chắc phương pháp, được trang bị đầy đủ kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ .
Trong lớp không có các đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm. Môi trường trong và ngoài lớp luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. 100% trẻ toàn trường không gặp phải những tai nạn thương tích đáng tiếc. Đồng thời Phụ huynh đã có kiến thức về cách phòng tránh tai nạn thương tích và rất tích cực trong việc phối hợp cùng giáo viên nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Từ những suy nghĩ đơn giản của phụ huynh về tai nạn thương tích đối với trẻ, sau khi trò truyện, trao đổi cùng giáo viên đã có những việc làm cụ thể và hiểu biết sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Phụ huynh có ý thức hơn trong công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho con em mình, cùng nhà trường xây dựng và sửa chữa một số đồ dùng đồ chơi, tạo điều kiện cho cô và trẻ trong mọi hoạt động.
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non”. Góp phần thay đổi ý thức của giáo viên trong công tác giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ , nâng cao ý thức của phụ huynh học sinh trong việc phòng tránh tai nạn cho trẻ, không những ở trường mà còn ở nhà, nhằm giúp cho trẻ có sức khoẻ tốt, có thói quen tự bảo vệ bản thân. Tình cảm giữa cô và trẻ được gắn kết hơn qua quá trình chăm sóc, bảo vệ trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn mỗi khi đến lớp, để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- Kết quả khảo sát sau khi nghiên cứu
CB,GVNV
|
Kỹ năng phòng tránh
|
Kỹ năng sử lý
|
Tốt
|
Khá
|
TB
|
Yếu
|
Tốt
|
Khá
|
TB
|
Yếu
|
45
|
40
|
5
|
0
|
0
|
35
|
10
|
0
|
0
|
%
|
88
|
11
|
0
|
0
|
77
|
22
|
0
|
0
|
Qua kết quả khảo sát cuối năm kỹ năng phòng tránh và sử lý các tai nạn thương tích của cán bộ giáo viên, nhân viên đã được nâng cao rất nhiều.
2.Kết luận:
Thiết nghĩ, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường, mà là trách nhiệm của toàn cộng đồng, toàn xã hội.
Nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên, nhân viên phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa gia đình, nhà trường và chính quyền, đoàn thể các cấp; đặc biệt là trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng phòng, tránh khi gặp sự cố bất ngờ.
Có như vậy, mới góp phần tạo cho trẻ được sống và phát triển trong môi trường an toàn và lành mạnh, hạn chế tối đa số lượng trẻ bị tai nạn thương tích. Việc chỉ đạo giáo viên, xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một vấn đề hết sức cần thiết trong các trường mầm non.
Đã góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ, giúp giáo viên có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bên cạnh đó cũng đã giúp cho trẻ có đựơc những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực tự phòng tránh tai nạn cho chính bản thân mình.
Những chủ nhân tương lai cần được giáo dục tốt để hình thành những thói quen, kỹ năng tự bảo vệ chính mình. Đây là tránh nhiệm và lương tâm, của mỗi người lớn chúng ta.
Như vậy, phòng tránh tai nạn thương tích có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Vì thế mỗi chúng ta phải cùng nhau tìm những biện pháp để khắc phục đến mức tối thiểu những tai nạn cho trẻ. Vì trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ mà chúng ta ươm mầm xanh cho Tổ quốc.
3. Khuyến nghị:
Phối hợp với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức nhiều các lớp tập huấn về Y tế, PCCC&CNCH cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để có thêm nhiều kiến thức sâu rộng về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác chăm sóc giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của nhà trường.
Trên đây là “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.”